Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

Âm nhạc với sức khỏe

Trung tâm âm nhạc Hoàng Gia


Bệnh nhân nghe nhạc trong lúc trên bàn mổ sẽ thư giãn, đỡ lo lắng và dễ dàng nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ... dạy nhạc hồ chí minh

Nghe nhạc giúp bệnh nhân sắp phẫu thuật thư giãn hơn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bệnh nhân trên bàn mổ nghe những giai điệu tinh khiết thì bộ não họ có phản ứng êm dịu, thậm chí dễ đi vào giấc ngủ hơn. dạy nhạc bình thạnh
 
Âm nhạc có tác dụng thư giãn tốt với cơ thể chẳng thua kém việc massage.
 
Nếu được tiếp xúc với âm nhạc bài bản, não bộ khi về già sẽ có sự tinh anh hơn bình thường. Âm nhạc bảo vệ não trước sự lão hóa nhanh chóng của tuổi tác theo một nghiên cứu của Đại học Y khoa Kansas.
 
Não trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn nếu được tiếp xúc với âm nhạc ngay từ nhỏ.
 
Có vẻ khó tin nhưng nghe nhạc làm dịu cơn đau rõ rệt. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Utah chỉ ra nghe nhạc như yếu tố làm phân tâm sự lo lắng có thể giúp mọi người cảm thấy ít bị đau hơn. 
 
Nghe nhạc tốt cho sức khỏe tim mạch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nghe nhạc vui vẻ được liên kết với sự giãn nở của lớp lót bên trong mạch máu, có nghĩa là dòng chảy qua các mạch máu thuận lợi hơn. Cụ thể, đường kính của mạch máu giãn thêm 26 %  khi một người nghe nhạc vui vẻ. học nhạc ở đâu
 
Nghiên cứu từ Đại học Drexel chứng minh bệnh nhân ung thư  nghe nhạc hoặc được điều trị bởi liệu pháp âm nhạc giúp họ giảm lo âu. Một nghiên cứu của tổ chức Cochrane với 1.891 người bị ung thư cho thấy những tận hưởng âm nhạc bằng cách nào đó không chỉ đã giảm lo lắng, mà huyết áp cũng tốt hơn và cải thiện tâm trạng.
 
Âm nhạc giúp tai có khả năng xử lí âm thanh nhanh nhạy hơn. Kết luận từ nghiên cứu năm 2011 trong tạp chí Tâm lý học và lão hóa cho thấy là một nhạc sĩ suốt đời gắn liền với xử lý âm thanh tốt hơn.
 
Nếu bạn lắng nghe list nhạc yêu thích mỗi ngày trên đường đi làm hoặc nghe guitar mỗi tối, cảm xúc tích cực và yêu đời hơn. Một luận án tiến sĩ từ Đại học Gothenburg cho thấy nghe nhạc mỗi ngày làm giảm căng thẳng nhanh nhất sau ngày làm việc.
 
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản ở chuột cho thấy tín hiệu khả quan, những con chuột được ghép tim có tín hiệu phục hồi tốt hơn hẳn khi được tiếp xúc với âm nhạc.
 
Nghe nhạc còn giúp bệnh nhân đột quỵ phục hồi tốt. Các nhà nghiên cứu Phần Lan phát hiện ra rằng nghe nhạc ngay sau khi một cơn đột quỵ có thể giúp người bệnh hồi phục do âm nhạc đánh thức một phần tiềm thức. dạy nhạc tốt nhất
 
( Theo Huffington Post)

Âm nhạc với trẻ

Trung tâm âm nhạc Hoàng Gia


Thông minh hơn, tăng khả năng giao tiếp, lương thiện, tăng kỹ năng vận động... cho trẻ là những lợi ích tuyệt vời của âm nhạc với trẻ. học nhạc hồ chí minh

Âm nhạc giúp trẻ thông minh hơn
Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Fran Rauscher và Gordon Shaw thuộc Đại học California – Irvine, Hoa Kỳ thì có mối liên hệ chặt chẽ giữa trình độ âm nhạc với việc kiểm soát trình độ toán cao cấp. Tương tự như vậy với khả năng trong các lĩnh vực khoa học khi con bạn đã đi học.
Âm nhạc có khả năng tăng sự thông minh đặc biệt của trẻ đến 46% so với những đứa trẻ không được lớn lên cùng âm nhạc. Sự kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ sẽ giúp trẻ thoải mái hơn trong giao tiếp và phát huy tốt tính sáng tạo của trẻ.
Lợi ích tuyệt vời của âm nhạc với trẻ
Âm nhạc giúp nâng cao kỹ năng vận động cho trẻ
Tác giả của cuốn sách “Học trước khi sinh: Hãy để trẻ em hưởng những quà tặng xứng đáng” của Tiến sĩ Brent Logan cho biết em bé (thậm chí là một thai nhi) khi nghe nhạc thì có nhịp tim và sự phát triển thể chất tốt hơn. học nhạc ở đâu
Nhịp điệu của âm nhạc đã chứng minh có khả năng kích thích em bé để vận động một cách vui vẻ. Phản xạ này chắc chắn giúp bé phát triển về thể chất, về sức mạnh và sự phối hợp và điều khiển động cơ hành động của trẻ. Những đứa trẻ được giáo dục sớm về âm nhạc sẽ có thiên hướng vận động tốt hơn những trẻ không được học âm nhạc từ nhỏ.
Âm nhạc giúp cho trẻ biết cách thể hiện chính mình
Con người dùng rất nhiều cách để thể hiện chính. Đối với trẻ em thì sao?Làm thế nào để trẻ có thể thể hiện được cá tính của mình? Một cách thú vị nhất, đấy chính là âm nhạc. Âm nhạc đem đến cho mọi người niềm vui, giúp mọi người bày tỏ những sắc thái tình cảm khác nhau trong cuộc sống.  học nhạc thiếu nhi
Âm nhạc giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp
Theo Logan, âm nhạc có thể giúp phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh trong việc tiếp nhận thông tin. Khả năng này sau đó ảnh hưởng đến kỹ năng của bé trong giao tiếp.
Chuyên gia khoa học thần kinh, bác sĩ Dee Joy Coulter, và là tác giả của cuốn sách: “Kết nối sớm cho trẻ thơ: Tạp chí âm nhạc và dạy học dựa trên những khoảnh khắc”. Theo Coulter, trò chơi đưa trẻ tương tác với âm nhạc có thể nâng khả năng ngôn ngữ và từ vựng ở trẻ nhanh chóng. Tiếp đó, trẻ sẽ trở thành một người có tổ chức về các ý tưởng và có khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Học một loại nhạc cụ giúp trẻ thoát khỏi vỏ bọc của chính mình. Những trẻ tham gia vào một nhóm hoặc một ban nhạc sẽ học hỏi được các kĩ năng quan trọng trong cuộc sống, ví dụ như: làm thế nào để kết nối với mọi người, kĩ năng làm việc theo nhóm cũng như kĩ năng lãnh đạo.
Âm nhạc giúp trẻ khỏe hơn, sức đề kháng tốt hơn
Tiến sỹ Manoj Kumar, đến từ trường đại học Alberta ở Canada nói: “Có nhiều bằng chứng sơ bộ cho thấy, âm nhạc có thể tạo ra nhiều tác dụng tích cực lên trẻ sinh non. Nó làm giảm thiểu những đau đớn khó chịu mà trẻ gặp phải.
Âm nhạc cũng kích thích trẻ ăn nhiều hơn, vì thế mà cân nặng được tăng lên”. Tiến sỹ còn nói thêm rằng, âm nhạc cũng có thể làm giảm đi những chi phí về chăm sóc và thuốc thang cho gia đình – Những kết luận mới này được dựa trên những nghiên cứu tiến hành từ năm 1989 đến năm 2006.
Trẻ sơ sinh được nghe nhạc Mozart cũng giúp giảm được đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh sau khi sinh. Trong quá trình nghe nhạc, một thiết bị camera đã ghi lại toàn bộ những hoạt động và biểu hiện của trẻ sơ sinh và đã công nhận âm nhạc Mozart đã có những ảnh hưởng tuyệt vời đến trạng thái tinh thần của trẻ.
Giúp trẻ lương thiện
Âm nhạc là thứ gần gũi với tâm hồn chúng ta nhất, âm nhạc vừa đẹp đẽ lại vừa rung động lòng người. Đặc biệt là trẻ em, tâm hồn của các bé thuần khiết như một tờ giấy trắng, âm nhạc có thể dễ dàng khắc sâu vào kí ức đẹp đẽ của các bé. Bạn thử nghĩ xem, một tâm hồn nhỏ bé được thấm nhuần những nốt nhạc đẹp đẽ thì sao có thể bị vấy bẩn được chứ?
Lợi ích tuyệt vời của âm nhạc với trẻ
Âm nhạc sẽ rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ
Trong những buổi biểu diễn với ban nhạc hay một dàn nhạc, trẻ sẽ phải đợi đến lượt mình biểu diễn. Điều này vô hình chung đã dạy cho trẻ đức tính biết chờ đợi, kiên nhẫn.
Âm nhạc giúp cho trẻ hình thành sự tự tin
Cho trẻ nghe nhạc sau thời kỳ sơ sinh cũng có tác dụng ấn tượng đối với trí thông minh và kỹ năng của trẻ
Nếu như bạn muốn con mình trở nên tự tin hơn thì hãy cho con học nhạc ngay từ khi còn nhỏ. Cô Elizabeth Dotson-Westphalen – một giáo viên dạy nhạc cho hay “ Nhiều trẻ khi tham gia học nhạc chia sẻ với tôi rằng chúng cảm thấy rằng mình có thể tự phát triển sự tự tin cho bản thân mình. Và theo thời gian, càng ngày chúng càng cảm thấy tự tin hơn.”
Cho bé nghe nhạc thế nào?
Hãy bắt đầu cho trẻ nghe nhạc sớm: Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh nhớ và thích những âm nhạc mà chúng đã nghe khi còn ở trong bụng mẹ. Vì vậy, nếu bạn có thói quen cho con nghe nhạc ngay từ khi mang thai, hãy tiếp tục điều này sau khi sinh bé. Mẹ nên cho bé sơ sinh nghe lại những bài hát, bản nhạc mình thường nghe trong giai đoạn mang thai. Bé sẽ cảm nhận được sự quen thuộc của nhịp điệu.
Không nghe những giai điệu buồn: Trẻ 5 tháng có thể phân biệt được bài hát lạc quan hay ảm đảm. Tiến sĩ Douglas Gentile (ĐH bang Iowa) cho biết: “Những giai điệu giận dữ có thể khuấy động em bé, cũng như giai điệu nhẹ nhàng sẽ xoa dịu, giúp bé thấy gần gũi, dễ chịu hơn”. dạy nhạc thiếu nhi
Nghe lại: Cho bé nghe nhạc hoặc nghe mẹ hát ru cùng một bài hát tại một thời điểm trong ngày sẽ giúp bé kết hợp bài hát với các thói quen, tạo một lộ trình thích thú cho bé.
Hãy nói tên của bé: Mọi em bé đều thích nghe tên của mình. Vì vậy, khi hát cho bé nghe, hãy chèn tên bé trong các giai điệu. Khi bé nghe quen, mắt bé sẽ sáng lên thích thú đấy.
Theo Nguoiduatin

LỢI ÍCH CẢM THỤ ÂM NHẠC MANG LẠI CHO TRẺ NHỎ

Trung tâm âm nhạc Hoàng Gia

Những nghiên cứu khoa học về sự phát triển đầu đời của trẻ (Early Childhood Development) đã chỉ ra rằng, âm nhạc đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và tâm hồn của trẻ. Đồng thời, hoạt động Âm nhạc có khả năng truyền cảm hứng, kích thích trí tưởng tượng, khích lệ tư duy sáng tạo, tăng khả năng cảm nhận tinh tế và giúp trẻ bộc lộ cảm xúc với thế giới tươi đẹp xung quanh. học nhạc ở đau


Tuy nhiên, với lứa tuổi từ 18 tháng đến dưới 6 tuổi, trẻ sẽ không thể hoặc gặp rất nhiều khó khăn khi chơi một bản đàn hoàn chỉnh, hát 1 câu hát rõ ràng. Việc luyện thanh chuyên nghiệp hoặc ngồi trước đàn hàng giờ đồng hồ, lăp đi lặp lại những câu nhạc sẽ khiến đa số trẻ cảm thấy nhàm chán, từ đó ghét học đàn, hát, ghét âm nhạc. Cảm thụ âm nhạc sẽ giúp trẻ giải quyết vấn đề này. Bằng phương pháp tiếp cận kiến thức âm nhạc thông qua các trò chơi sáng tạo trong vận động, lắng nghe, ca hát, kể chuyện âm nhạc, chia sẻ cảm xúc,... cùng với cấu trúc giờ học bao gồm nhiều hoạt động thay đổi liên tiếp, phù hợp với đặc điểm tập trung ngắn ở trẻ sẽ khiến trẻ luôn cảm thấy hào hứng, thích thú. Điều này trước hết khiến trẻ có hứng thú với việc đến lớp học âm nhạc và sau đó sẽ tiến dần đến niềm yêu thích, say mê với âm nhạc.
Và dưới đây là một vài lợi ích khác mà Cảm thụ âm nhạc mang lại cho trẻ.

• Trí sáng tạo: Thông qua hoạt động nghe các giai điệu có lời và không lời, trẻ tưởng tượng ra thế giới xung quanh với đầy màu sắc lung linh. Trẻ tạo ra các hình tượng mô tả thế giới bằng động tác hình thể, bằng điệu bộ cử chỉ, bằng biểu cảm khuôn mặt để trình diễn. Trẻ sáng tác ra các giai điệu để nói lên sự rung cảm của bản thân trước các sự vật, hiện tượng mà trẻ bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, trẻ phát huy được trí sáng tạo tối đa.
• Khả năng ngôn ngữ: Khoa học đã chứng minh trẻ biết hát trước khi biết nói, thông qua những bài luyện tập về ngữ âm (nguyên âm, phụ âm) theo giai điệu khi còn nhỏ giúp trẻ phát âm chuẩn chính xác. Khi lớn dần lên, trẻ sẽ rèn luyện được về khả năng ngôn ngữ thông qua hoạt động đánh giá, nhận xét.
• Khả năng đánh giá, nhận xét: Được thể hiện qua việc trẻ biết lắng nghe, quan sát và đưa ý kiến cá nhân khi thưởng thức một tác phẩm âm nhạc ra trước mọi người.
• Kĩ năng vận động, thể chất:Thông qua hoạt động vận động theo nhạc, vận động cùng các dụng cụ hỗ trợ, trẻ được phát triển về hệ cơ, xương. Hoạt động chơi ngón tay giúp trẻ phát triển về cảm nhận xúc giác và chuẩn bị tốt nhất để có thể chơi các nhạc cụ sử dụng tay ở bậc học cao hơn.
• Khả năng biểu lộ tình cảm, cảm xúc: Âm nhạc là nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả tâm tư, tình cảm của con người. Vì thế, khi đến với cảm thụ âm nhạc, trẻ sẽ được rèn luyện cách biểu lộ mọi cung bậc của cảm xúc, tình cảm: khi vui, khi buồn, khi háo hức, khi bất ngờ,… một cách linh hoạt thông qua tính chất của các giai điệu âm nhạc. 
• Kĩ năng giao tiếp, kết nối: Ở lứa tuổi 18 tháng đến 6 tuổi, tất cả các giờ học cảm thụ âm nhạc đều là giờ học nhóm. Trong giờ học, trẻ được chia sẻ ý kiến cá nhân về mọi thứ trẻ cảm nhận được với bạn bè, thầy cô và ý kiến của trẻ được công nhận. Vì thế trẻ cảm thấy tự tin hơn, bản lĩnh hơn. Và việc cùng nhau chơi trong một bài hòa tấu, cùng hát trong một bài hát sẽ dạy trẻ cách biết lắng nghe, kết nối với bạn bè.
• Kiến thức về tự nhiên xã hội: Dạy/ học Cảm thụ âm nhạc không chỉ đơn thuần là dạy/ học các kiến thức âm nhạc mà trong đó có sự tích hợp của hội họa, múa - thể chất, thuyết trình, kiến thức tự nhiên xã hội, toán học, văn học,...Vì vậy, trẻ không chỉ được học kiến thức âm nhạc mà còn được làm quen với các kiến thức của môn học khác thông qua âm nhạc. học nhạc trẻ em hcm

Cảm thụ âm nhạc tuy không còn lạ nhưng vẫn còn khá mới với phụ huynh Việt Nam và không có nhiều phụ huynh hiểu đúng về nó. Nếu trẻ được bồi dưỡng sự hứng thú và niềm say mê với âm nhạc từ khi còn nhỏ cùng với nền tảng kiến thức âm nhạc cơ bản vững chắc được bồi dưỡng một cách từ từ, có hệ thống thì khi trẻ lớn lên, việc phụ huynh muốn cho con theo học đàn, hát sẽ không còn là vấn đề. Các con sẽ học với niềm say mê và “cảm nhận âm nhạc từ bên trong”.

Dạy điêu khắc trẻ em

Từ ngàn xưa, nghề điêu khắc đã phát triểm đạt đến đỉnh cao ở Việt Nam. Điều này thể hiện tại các đình, chùa và các pho tượng đẹp trên khắp cả nước. Ở Việt Nam gỗ có nhiều và luôn là vật liệu chủ đạo để người thợ thủ công thể hiện sự tài hoa, khéo léo của mình trong các tác phẩm điêu khắc. Người thợ có thể biến những mảnh gỗ vô tri vô giác thành muôn vàn tác phẩm nghệ thuật, từ cỏ cây, hoa lá đến muông thú và các ứng dụng khác trong đời sống. Theo thời gian và nhu cầu của thực tế, nghề điêu khắc còn được thể hiện qua các vật liệu khác như đá, xương…



Điêu khắc là một môn nghệ thuật mà người nghệ sĩ tác động vào những hình khối 
gọn gàng, tinh tế nhất nhằm thể hiện 1 hay nhiều ý nghĩa của tác phẩm. Đến với lớp 
học điêu khắc các em có thể rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận sáng tạo trong mỗi sản 
phẩm.



Lớp học điêu khắc cho trẻ của trung tâm mỹ thuật điêu khắc Hoài Bão bao gồm hướng 
dẫn và thực hành làm những vật dụng đơn giản như: những chiếc đĩa, chiếc cốc, xinh xắn, ống cắm bút... 

 




Nội dung đào tạo trung tâm mỹ thuật điêu khắc Hoài Bão:


Ý nghĩa của việc học điêu khắc đối với các em: Tư duy tốt với hình khối – không gian, tiếp cận và trải nghiệm với nghệ thuật điêu khắc sáng tạo. Hiểu biết thêm về chất liệu các loại đất - các kỹ thuật, khéo léo hơn với đôi bàn tay, mở rộng khả năng sáng tạo.
Trụ sở:    61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM

điêu khắc khiến trẻ em thích mê

Những công trình điêu khắc ngoài trời, thân thiện với con người và thiên nhiên khiến trẻ em háo hức mỗi khi bắt gặp. Một trang web đã sưu tầm lại các hình ảnh này.

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ

tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ
tượng đài, điêu khắc, trẻ em thích mê, giáo dục thẩm mỹ
Theo Gamezhero

Nghề điêu khắc

Từ ngàn xưa, nghề điêu khắc đã phát triểm đạt đến đỉnh cao ở Việt Nam. Điều này thể hiện tại các đình, chùa và các pho tượng đẹp trên khắp cả nước. Ở Việt Nam gỗ có nhiều và luôn là vật liệu chủ đạo để người thợ thủ công thể hiện sự tài hoa, khéo léo của mình trong các tác phẩm điêu khắc. Người thợ có thể biến những mảnh gỗ vô tri vô giác thành muôn vàn tác phẩm nghệ thuật, từ cỏ cây, hoa lá đến muông thú và các ứng dụng khác trong đời sống. Theo thời gian và nhu cầu của thực tế, nghề điêu khắc còn được thể hiện qua các vật liệu khác như đá, xương…
Làng nghề truyền thống Sơn Đồng (Hoài Đức - Hà Nội) được biết đến là nơi giữ gìn và phát triển những tinh hoa văn hóa trong nghệ thuật điêu khắc của Việt Nam. Đến nay, làng vẫn là nơi được lựa chọn đầu tiên khi cần đồ thờ.
 
Thôn Nhân Hiền, xã Hiền Giang, Thường Tín, Hà Nội từ xưa đã có nghề điêu khắc mộc. Ngày nay hơn 60% số hộ dân ở đây đang làm nghề điêu khắc.
 
Một thợ trẻ ở Thôn Nhân Hiền, xã Hiền Giang, Thường Tín, Hà Nội đang hoàn thiện một công đoạn khó là tạc mặt Phật.
 
Không chỉ gỗ mà đá cũng được những người thợ điêu khắc Nhân Hiền tạc nên những sản phẩm độc đáo, tinh xảo làm đẹp cho đời góp phần lưu giữ nét văn hóa làng nghề của Việt Nam.
 
Mặc dù đã tốt nghiệp Khoa Điêu khắc, Đại học Mỹ thuật Yết Kiêu, anh Ngà 39 tuổi vẫn về làng nghề Thiết Úng, Vân Hà, Đông Anh tác những tượng khổ lớn theo yêu cầu của khách.
 
Đào Tuấn 18 tuổi học hết lớp 9 ở nhà đục tượng cùng gia đình ỏ làng chạm khắc gỗ Thiết Úng, thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km.
 
Ai về làng Vác nhắn nhờ Mua lồng Canh Hoạch, đồ thờ Vũ Lăng… Vũ Lăng (Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Nội) nổi tiếng là nơi sản xuất đồ thờ có tiếng của miền Bắc, sản phẩm và người thợ Vũ Lăng có mặt ở khắp các đình, chùa cả nước.
 
Làng Định Quán, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín vốn nổi tiếng với nghề đục khuôn bánh trung thu. Chị Tú mặc dù lấy chồng ở xa cách nhà 10 km, nhưng vẫn về nhà bố đẻ để làm nghề cùng bố đẻ.
 
Là một làng nghề lưu giữ những tinh hoa của nghệ thuật điêu khắc, đặc biệt là điêu khắc tượng, những tác phẩm điêu khắc ở làng Dư Dụ (xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) đã có mặt ở khắp mọi miền đất nước thậm chí ra cả nước ngoài.
 
Chất liệu sừng cũng được những người thợ thôn Nhân Hiền, xã Hiền Giang, Thường Tín, Hà Nội tạc nên những sản phẩm độc đáo, tinh xảo.

Bỏ chữ theo nghề

17 tuổi, chàng trai đang học lớp 11 nghỉ ngang để đi học nghề vì “tự thấy mình không thích học chữ nữa”. Sau nhiều năm vừa học nghề vừa làm mướn, anh có cơ ngơi nho nhỏ do mình làm chủ.
Và anh lại tiếp tục truyền nghề cho lớp trẻ ở quê. Anh tên là Ngô Văn Lanh, 38 tuổi, ở ấp 2, xã Vị Bình (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang).
Bỏ chữ theo nghề Phóng to
Ngô Văn Lanh (bìa trái) bên tác phẩm đại bàng tung cánh và những người thợ ở cơ sở của mình - Ảnh: H.T.Vân
Đó là năm 1992. Lanh nói mỗi ngày ôm cặp vô lớp thấy ngán đến tận cổ. Nhà có sáu anh em, ai cũng học hành bằng cấp đàng hoàng, duy chỉ Lanh là muốn bỏ ngang, ba mẹ hết sức buồn phiền.
Anh rời quê lên Sài Gòn tìm việc. Một lần tình cờ ghé vô cơ sở điêu khắc đồ gỗ mỹ nghệ ở đường Cộng Hòa (quận Tân Bình, TP.HCM), Lanh thấy thích thú những tượng Phật Quan Âm, Quan Công, long lân quy phụng… được chạm trổ rất đẹp. Anh say sưa đứng ngắm cả buổi. Về nhà trọ, trong đầu anh cứ lởn vởn hoài suy nghĩ: “Mình làm nghề này được không ta?”.
Anh mạnh dạn xin học nghề. Ngó bộ dạng quê mùa của anh, ai cũng lạnh lùng. Anh thật thà: “Dạ, con ở tuốt Hậu Giang lận, thấy nghề này thích quá, cho con học bao lâu cũng được, miễn là được cầm búa, cầm đục”. Ông chủ là một nghệ nhân điêu khắc gỗ, tên Lê Hoàng Tùng, người gốc Huế, thấy vẻ chân thành của anh nên kêu vô hỏi chuyện: “Nghề này học lâu thành lắm, tới 3-4 năm lận, ai dễ nản chí thường bỏ ngang, uổng phí lắm…”. Anh nằn nì: “Con chịu khó được, chắc chắn sẽ học tốt”. Thấy anh quyết tâm quá, thầy đồng ý.
Nhóm thợ lúc đó hết thảy 15 người đều từ Huế vô. Chỉ có anh từ miền Tây lên. Họ nói vui anh là “người ngoại đạo”.

Anh bước vào nghề với niềm đam mê kỳ lạ. Khác với học chữ, hễ nghe tiếng đục, gõ là anh đắm chìm trong cơn mê. Nhiều lúc Lanh ngồi bên khối gỗ từ sáng tới chiều, quên cả ăn cơm.

Anh học những việc giản đơn trước, từ cầm kéo cắt tỉa, cạo giũa, làm sạch những phần phụ râu ria cho tới cầm đục tỉa. Mất hơn sáu tháng trời thầy mới dạy cho anh nắm bắt phần “hồn” của môn học: sức sống của những tác phẩm điêu khắc. Từ khúc gỗ vô tri làm sao thổi “hồn” vô, biến chúng thành bức tượng sống động. Khó nhất là khắc hình đôi mắt. Dù cho những hoa văn có tinh xảo tới đâu, nhưng đôi mắt tượng thiếu hồn trong đó thì coi như bỏ.
Được hai năm, anh bắt đầu làm được những tượng đơn giản. Thầy nhận xét anh tiến bộ rất nhanh, có niềm say mê và yêu nghề. Thầy tiếp tục giao việc khó hơn, chi tiết nhỏ hơn như tỉa lông cánh đại bàng, tạo hoa văn trên bộ giáp sắt, khắc hình rồng trên áo mão cân đai. Anh tiếp thu và thực hiện thành thạo.
Tới năm thứ ba, thầy giao một khối gỗ và nói: hãy tự nghĩ mình nên làm gì với nó! Thầy căn dặn: phải biết tư duy sáng tạo, dồn tâm huyết vô nó, phải thấy trong đó có gì…
Lanh mất ngủ hai tuần mới nghĩ ra cách biến khúc gỗ chết thành bức tượng sống. Anh quyết định tạc hình con đại bàng tung cánh. Mất hai tháng, tác phẩm hoàn thành. Thầy nhận xét: đạt 50% yêu cầu. Và đó cũng là điểm cao nhất ông cho từ trước tới nay.
Tháng 8-1995 đối với anh là một ngày quan trọng: ra nghề. Buổi lễ được tổ chức đơn giản, có mâm cơm cúng tổ, thắp vài nén nhang, thầy công bố những người “xuống núi”. Tất cả năm người, trong đó có Lanh. Ông xúc động: “Học nghề này các em không được trao bằng cấp gì. Nhưng các em có được điều quý giá hơn bất cứ bằng cấp nào trong cuộc đời: đó là tay nghề”.
Học xong, anh xin ở lại làm với thầy được hai năm, rồi chuyển qua một công ty mỹ nghệ ở quận 12. Được ba năm, anh lại chuyển qua một công ty khác ở Hóc Môn. Nhờ “chạy chỗ” nhiều nên học được nhiều, tay nghề càng vững hơn.
Rồi Lanh về quê mở xưởng, năm 2007. Cơ sở của Lanh là một xưởng gỗ nằm bên bờ kênh xáng Xà No - quê hương anh, với lỉnh kỉnh khúc cây, mạt cưa, tượng gỗ còn dang dở. Anh đã sắm được máy cưa, bộ đồ nghề với đầy đủ đục, búa, giũa, cạo… Đó là gia sản của anh tích cóp từ năm năm nay.
Tính tình thiệt thà, chịu khó, dần dà Lanh có được mối hàng từ Vị Thanh tới Cần Thơ. Sau ba năm mở xưởng, anh có nguồn hàng ổn định. Biết tiếng Lanh, khách hàng đặt thêm đồ cao cấp. Làm một mình không xuể, anh tuyển thêm thợ phụ giúp một tay.
Biết quê mình còn nhiều thanh niên bỏ học, thiếu việc làm, Lanh rủ mọi người đến để truyền nghề. Hiện Lanh có ba thợ có thể thay anh đảm nhận những món hàng đơn giản. Anh Ngô Bảo Hiếu, một trong những thợ ruột của Lanh, phấn khởi: “Tụi mình trước đây làm mướn, vác mía, nhổ cỏ, cuốc đất cực quá mà không có tương lai. Nhờ có anh Lanh dạy nghề nên thu nhập ổn định. Lương mỗi thợ được 2-3 triệu đồng/tháng, ở quê nên cũng sống được. Em còn dư gửi cho mẹ mỗi tháng 1 triệu đồng”.
Thấy Lanh dạy được nghề, tạo được việc làm, Trung tâm dạy nghề huyện liên kết mở lớp dạy nghề cho thanh niên nông thôn. Lanh đã lên giáo án, chương trình dạy và có kế hoạch nhân rộng nghề này ra toàn huyện.